Chiều 04/3/2014, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm họp đánh giá diễn biến dịch và...
Hiện nay, chưa phát hiện gia cầm, môi trường và người tại Việt Nam bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9, tuy nhiên vi rút cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam từ các tỉnh biên giới phía bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu rất cao. Trong khi vi rút cúm A/H7N9 không gây bệnh lâm sàng trên gia cầm và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh nên việc phát hiện, giám sát và ứng phó với chủng vi rút này rất khó.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đều thống nhất phải tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm lây sang người; triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm trong toàn quốc; triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành vi rút cúm A/H5N1, H7N9 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Tiếp tục giám sát sự lưu hành của các nhánh vi rút cúm A/H5N1 và xác định hiệu lực các loại vắc xin phù hợp; xây dựng bản đồ dịch tễ của bệnh để làm căn cứ chỉ đạo phòng, chống dịch./.
Lượt xem: 629
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2024 2023 2022 2021 2020 2019
Đánh giá