Thứ sáu, 24/07/2020 09:27 GMT+7

Dấu ấn của Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Sau 7 năm Chương trình có 55 đề tài, 03 dự án sản xuất thử nghiệm; 31 đề tài có sự tham gia của doanh nghiệp và địa phương; 21 sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ;...

... 11 sản phẩm được công nhận độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích và tiến bộ kỹ thuật; 05 sản phẩm được thương mại hoá; Hơn 20,000 đơn vị sản phẩm thuốc, thực phẩm, thực phẩm chức năng được sản xuất thử nghiệm theo quy chuẩn; 42 mô hình thử nghiệm, mô hình trình diễn phục vụ sinh kế, mô hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 

Nhiều kết quả nghiên cứu đã triển khai thương mại hóa thành công để giúp phát triển vùng Tây Bắc. 
 

Đây là những con số biết nói về sự cống hiến không biết mệt mỏi của các nhà khoa học dành cho vùng Tây Bắc, một vùng đất còn gặp muôn vàn khó khăn.

Theo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm chương trình Tây Bắc, việc làm việc và nghiên cứu ở những vùng đặc biệt khó khăn cần sự tâm huyết và quyết tâm rất lớn. Rất nhiều mô hình đang trong quá trình thử nghiệm chỉ cần một cơn lũ đi qua thì các nhà khoa học lại phải bắt đầu lại từ đầu. Dù rất khó khăn nhưng các nhà khoa học vẫn cần mẫn để có kết quả như ngày hôm nay.

Chương trình Tây Bắc có bốn mục tiêu cơ bản: Cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch PTBV, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.

 Xác định luận cứ khoa học cho các mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù các tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.

 Đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát triển hạ tầng giao thông và thông tin; phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.

 Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Chương trình Tây Bắc đã thực hiện các nội dung: Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu, cơ sở khoa học, mô hình phát triển bền vững vùng Tây Bắc, bao gồm: - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, điều tra bổ sung để xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn nhân lực, môi trường và tai biến thiên nhiên vùng Tây Bắc. - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học của mô hình phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ xây dựng các tiêu chí, các hướng, các giải pháp trong điều kiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các tiểu vùng, liên vùng cho toàn vùng Tây Bắc.

Nghiên cứu cơ sở khoa học của các mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp cho các tiểu vùng và liên vùng Tây Bắc, bao gồm: Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp ở các tiểu vùng, liên vùng Tây Bắc; Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng các mô hình phát triển cộng đồng phù hợp; Thiết kế, thử nghiệm và chuyển giao một số mô hình phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, văn hóa và trình độ phát triển của các địa phương.

Nghiên cứu, đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, thông tin, văn hóa, xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng Tây Bắc, bao gồm: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, thông tin tiểu vùng, vùng Tây Bắc; Nghiên cứu, đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử; Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giám sát và giải quyết các vấn đề môi trường và thiên tai đặc thù (liên vùng và liên quốc gia) ở Tây Bắc.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo quốc phòng an ninh gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng.

Nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Bắc, bao gồm: Nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù văn hóa xã hội vùng Tây Bắc; Nghiên cứu nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế phục vụ PTBV vùng Tây Bắc; Nghiên cứu các mô hình, giải pháp phù hợp cho đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của các địa phương vùng Tây Bắc.

Theo đánh giá, chương trình về cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt có một số chỉ tiêu vượt như: bài báo đăng, cụ thể: tiêu chí về công bố quốc tế; tiêu chí về đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ; tiêu chí về ứng dụng thực tiễn, cụ thể: 100% các nhiệm vụ triển khai trong Chương trình Tây Bắc đã và đang được chuyển giao/bàn giao cho các Ban, Bộ, Ngành và Địa phương; 100% đề tài có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ có uy tín của quốc gia hoặc quốc tế, trong đó 34/58 các nhiệm vụ có công bố quốc tế (đạt 58%).

54/58 nhiệm vụ có sản phẩm đào tạo hoặc góp phần đào tạo ít nhất là 01 tiến sĩ và 1-2 thạc sĩ; 20% số đề tài có kết quả được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền tác giả.

60% các kiến nghị, khuyến nghị, giải pháp, được các cấp có thẩm quyền chấp nhận, 20% mô hình đề xuất được thực hiện và nhân rộng; Các tiêu chí khác: - 40% đề tài có kết quả làm tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng ở giai đoạn tiếp theo; - 50% đề tài có kết quả phục vụ trực tiếp cho việc quy hoạch định hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc.
 

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn bàn giao các sản phẩm nghiên cứu cho các địa phương tại Hội nghị tổng kết. 
 

Chương trình đã chuyển giao cho 14 tỉnh vùng Tây Bắc và các Bộ/Ban/ Ngành trung ương: 56 quy trình công nghệ trong lĩnh vực y dược; chế biến thực phẩm; quy trình kỹ thuật trong trồng trọt; chăn nuôi; xử lý ô nhiễm môi trường; phát triển năng lượng mới; hồ sơ thiết kế hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất trong nông nghiệp.

64 báo cáo kiến nghị các chính sách phát triển ở tầm vĩ mô của vùng; kiến nghị giải pháp cho từng địa phương cụ thể trên tất cả các lĩnh vực thể chế, văn hoá, xã hội, kinh tế, tài nguyên môi trường, an ninh quốc phòng...

22 hệ thống bản đồ trong các lĩnh vực quy hoạch phát triển bền vững; không gian văn hóa lịch sử, dân tộc; định hướng phát triển sinh kế bền vững, du lịch sinh thái gắn với di sản tự nhiên...

39 sổ tay, cẩm nang hướng dẫn các quy trình sản xuất và thực thi giải pháp, kỹ năng hoạt động; các bộ công cụ, bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực phát triển; bộ cơ sở dữ liệu liên ngành 14 lĩnh vực hoạt động vùng Tây Bắc...

42 mô hình thử nghiệm, mô hình trình diễn phục vụ sinh kế, mô hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Liên kết nguồn tin: https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dau-an-cua-chuong-trinh-khcn-phuc-vu-phat-trien-ben-vung-vung-tay-bac-20200723182758066.htm

Nguồn: Báo điện tử Dân trí

Lượt xem: 875

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)