Thứ năm, 10/11/2016 22:13 GMT+7

Nghiên cứu ứng dụng dấu ấn sinh học NGAL trong chẩn đoán sớm và tiên lượng tổn thương thận cấp ở bệnh nhi tại Hồi sức cấp cứu

Tổn thương thận cấp (AKI) là hội chứng lâm sàng thường gặp trong bệnh viện, đặc biệt trong hồi sức nhi khoa. Những nghiên cứu về AKI đã cho thấy tỷ lệ mắc AKI ngày càng tăng mạnh ở các nước phát triển và đang phát triển. Tỷ lệ mắc AKI dao động từ...



Bệnh tim có thể gây tổn thương thận cấp và ngược lại, tổn thương thận cấp sẽ tác động lại tim tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Trước phẫu thuật, chức năng thận có thể đã bị rối loạn do suy tim làm giảm tưới máu. Trong phẫu thuật tim mở, tim và phổi ngừng hoạt động tạm thời và được thay thế bằng tuần hoàn ngoài cơ thể nên chức năng dễ bị tổn thương. Sau phẫu thuật, rối loạn huyết động do cung lượng tim thấp, hội chứng đáp ứng viêm toàn thân sau tuần hoàn ngoài cơ thể… góp phần gây tổn thương thận cấp.

Hiện nay, phẫu thuật điều trị dị tật bẩm sinh phức tạp hơn, đặc biệt ở giai đoạn sơ sinh. Nhóm bệnh lý này đòi hỏi thời gian phẫu thuật, thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài. Do đó, giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật rất khó khăn, trong đó có tình trạng suy thận cấp. Có nhiều nghiên cứu về lâm sàng, điều trị AKI nhưng kết quả rất khác nhau, tỷ lệ tử vong còn cao do chưa có xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm AKI trên lâm sàng nên bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn và khó điều trị. Nhằm góp phần chẩn đoán sớm AKI và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh, từ tháng 3/2012 đến tháng 2/2014, nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương do PGS.TS. Phạm Văn Thắng dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng dấu ấn sinh học NGAL trong chẩn đoán sớm và tiên lượng tổn thương thận cấp ở bệnh nhi tại Hồi sức cấp cứu”.

Một số kết quả của nghiên cứu:
- Xác định tỷ lệ tổn thương thận cấp, nguyên nhân và một số yếu tố liên quan.
Nhóm 1: Tỷ lệ mắc AKI ở bệnh nhi nặng tại Khoa hồi sức cấp cứu là rất cao (78,7%). Tổn thương ở mức độ Imax chiếm tỷ lệ cao nhất (43,3%), Rmax là 36,3% và Fmax là 20,4%. Tuổi mắc bệnh chủ yếu ở trẻ < 12 tháng tuổi (72,9%).
+ Nguyên nhân gây bệnh là do viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn thần kinh…
+ Một số yếu tố nguy cơ thương tổn thận cấp gồm tuổi < 12 tháng, suy tuần hoàn, laclat mạch máu động mạch > 6,5 mmol/l và pH máu < 7,25.
Nhóm 2: Tỷ lệ mắc AKI chung là 15,4%, trong đó mức độ R là 65,6%; mức độ I là 25% và mức độ F là 9,4%.
Mức độ I và F trong nhóm mắc AKI có nồng độ lactat trung bình cao hơn mức độ R.
- Vai trò của NGAL niệu đối với chẩn đoán sớm và tiên lượng AKI
Nồng độ NGAL niệu có giá trị tiên tượng AKI với 3 mức độ R, I và F của nhóm mắc AKI đều có NGAL tăng rất cao tại thời điểm 2h sau phẫu thuật, đạt đỉnh sau phẫu thuật 4h, duy trì nồng độ cao 4-12h và giảm rõ rệt tại 24h sau phẫu thuật.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị sau:
+ Sử dụng tiêu chẩn pRIFLE tại các khoa Hồi sức cấp cứu để chẩn đoán thương tổn thận cấp nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
+ Cần chú ý đến các yếu tố nguy cơ đối với tổn thương thận cấp để ngăn ngừa mắc AKI và giảm tử vong do AKI.
+ Triển khai thực hiện xét nghiệm NGAL niệu tại các khoa Sinh hóa, chỉ định xét nghiệm NGAL thường quy tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 11062/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Lượt xem: 2259

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)