Thứ ba, 11/10/2016 16:48 GMT+7

Nghiên cứu các hoạt chất có tác dụng chống ung thư và tim mạch từ một số loài thực vật và cây thuốc của Việt Nam

Năm 2014, nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Nguyễn Mạnh Cường, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đứng đầu đã nghiên cứu thành công các hoạt chất có tác dụng chống ung thư và tim mạch từ một số loài thực vật...
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã tìm kiếm được các loài thực vật Việt Nam có tác dụng chống ung thư và tim mạch từ. Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Journal of Natural Products, tạp chí Dược liệu, Kỷ yếu hội nghị quốc gia. Riêng quy trình chiết tách hợp phần coumarin có tác dụng gây giãn mạch từ cây Nguyệt quế Murraya paniculata (L.) Jack. và sản phẩm chứa coumarin được sản xuất theo quy trình này đã được Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ sáng chế.



Qua quá trình khảo sát hoạt tính độc tố tế bào trên dòng tế bào ung thư gan HepG2 của 53 dịch chiết dung môi từ 49 loài cây thuốc thuộc 17 họ thực vật khác nhau. Trong đó, 28 dịch chiết (ở nồng độ 50µg/mL) đã thể hiện hoạt tính chống tăng sinh tế bào với tỷ lệ tế bào ung thư gan sống sót dưới 50%. Các dịch chiết lá cây trâm bầu (Combretum quadrangulare), lá cành dây lăng (trâm bầu griffithii), lá cành xáo Petelotii (Paramignya petelotii) và phân đoạn CHCl3 của lá nguyệt quế đã thể hiện hoạt tính độc tế bào mạnh nhất, với tỷ lệ bào sốt sót tương ứng là 28,8; 29,2; 32,2 và 32,8%. Thành phần hóa học chủ yếu trong dịch chiết cloroform của cây nguyệt quế là các coumarin. Hai coumarin từ cây Nguyệt quế Murraya paniculata (L.) Jack. là kimcuongin (mới) và murracarpin có tác dụng giãn mạch, có tiềm năng làm thuốc điều trị tim mạch, tăng huyết áp.

Việc thu mẫu và đánh giá được hoạt tính sinh học của các loài thực vật chọn lọc thuộc họ Cam và Thầu dầu cho thấy có 15/16 mẫu dịch chiết của các loài này thể hiện hoạt tính độc tế bào tương đối mạnh với số tế bào còn sống sót dưới 50%.

Loài cây thuộc họ Bàng (Combretaceare) thì có 2/6 loài có hoạt tính độc tế bào mạnh nhất với giá trị SR<29%. Ngoài ra, hai cây thuộc Đức diệp (Daphniphyllaceae) cũng có hoạt tính độc tế bào mạnh với SR<36%.

Phát hiện và xác định được cơ chế tác dụng của 02 carbazole alkaloid là glypetelotine và N-demethyglypetelotine từ cây rượu thơm Glycosmis petetlotii Guill. gây tác dụng giãn mạch và tác dụng lên kênh vận chuyển ion Ca2+ và K+, có tiềm năng làm thuốc điều trị bệnh tim mạch.

Qua sàng lọc hoạt tính giãn mạch của một số cây thảo dược sử dụng trong y học cổ truyền Việt Nam 20 dịch chiết và phân đoạn cây thuốc và 04 hợp chất sạch (gồm -2 indole alkaloid và 02 coumarin) đã được thử nghiệm tác dụng giãn mạch invitro, trên vòng động mạch chuột, đã được gây công nghiệp trước bằng các tác nhân như dung dịch muối nồng độ cao (K60) hoặc henylephrine (PE), trong sự có mặt hoặc loại bỏ lớp nội bào.

Kết quả cho thấy dịch chiết methanol của các cây thuốc họ Cam chanh (Rutaceae) thể hiện tác dụng giãn mạch rõ rệt nhất. các dịch chiết Hoàng mộc leo (Zanthoxylum scabrum Guill.), Lang cây (Toddalia asiatica L.Lam), Cơm rượu petelot (Glycosmis petetlotii Guill.) Nguyệt quế và Xáo đã thể hiện tác dụng giãn mạch trên động mạch chuột gây công nghiệp trước bằng K60 với giá trị IC50 trong khoảng 13-30µg/ml. Tác dụng này giảm hơn trên vòng động mạch co trước bằng phenylepphrine.

Quy trình chiết tách các hợp chất coumarin có tác dụng gây giãn mạch từ cây Nguyệt quế Murrayapaniculata (L.) Jack. và sản phẩm chứa coumarin được sản xuất theo quy trình này bao gồm các bước: thu gom mẫu, tạo dịch chiết dung môi hữu cơ hoặc dịch chiết nước, tạo phân đoạn giàu coumarin và chiết tách coumarin bằng phương pháp sắc ký cột với chất hấp phụ sihca gel.

Các indole alkaloids glypetelotine và N-demethylglypetelotine từ loài Nguyệt quý (Murraya paniculata Rutaceae) thể hiện hoạt tính giãn mạch in vitro cao nhất. Đây là những hợp chất tiềm năng để tiếp tục phát triển thành thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh tim mạch. Các kết quả sàng lọc này sẽ định hướng việc nghiên cứu tiếp thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên như việc sử dụng các cây thuốc dân tộc để chữa bệnh ung thư trong đó có ung thư gan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam có tiềm năng vô cùng to lớn phục vụ cho việc tìm kiếm, phát hiện và phát triển các loại thuốc chữa bệnh nói chung, chữa bệnh tim mạch và ung thư nói riêng cho cộng đồng nhân dân.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10580) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Lượt xem: 2837

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)