Thứ sáu, 27/09/2019 17:10 GMT+7

Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn gia trại nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ngăn chặn lây lan mầm bệnh

Chất thải chăn nuôi là nguồn dinh dưỡng quý giá cho cây trồng, ngoài ra chất thải chăn nuôi còn được làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Tuy vậy, nếu không được quản lý tốt, chất thải chăn nuôi sẽ là nguồn gây ô nhiễm vi sinh vật, là nguồn lây lan dịch bệnh và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi và con người. Chất thải vật nuôi chưa một lượng lớn nguồn vi sinh vật (108 CFU/g ) có nguồn gốc từ phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa của vật nuôi,… Trong đó có rất nhiều loại vi khuẩn, virut, ký sinh trùng có khả năng gây bệnh cho người và động vật khi chúng có điều kiện tiếp xúc với vật nuôi mẫn cảm, nguồn nước hoặc rau quả. Một số loại mầm bệnh có khả năng sống sót rất cao.

Để góp phần hỗ trợ các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trong công tác xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người và vật nuôi, tiến tới phát triển ngành chăn nuôi bền vững, nhóm nghiên cứu do TS. Đặng Thị Thanh Sơn làm chủ nhiệm đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn gia trại nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ngăn chăn lây lan mầm bệnh”. Các kết quả thu được từ thí nghiệm ủ chất thải có bổ sung urea được thực hiện trong thời tiết mùa đông và lặp lại trong mùa hè năm 2015-2016 tại Huyện Sóc Sơn-Hà Nội với quy trình đơn giản, dễ áp dụng. Để chuyển giao kỹ thuật, nhóm thực hiện đề tài cũng đã tổ chức Hội thảo xử lý chất thải chăn nuôi để phổ biến cho 40 thành viên tham gia (bao gồm các chủ hộ chăn nuôi lợn và thú y viên các xã tại Huyện Sóc Sơn).

Ảnh: Mô hình quản lý chất thải chăn nuôi rắn trên thế giới

Những kết quả chính của đề tài có thể kể đến sau đây:

Kết quả về đào tạo:

+ Đề tài đã đào tạo được 02 sinh viên tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp về lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi

+ 4 chuyên đề khoa học đã được hoàn thiện trong quá trình thực hiện đề tài, đây là những báo cáo sát với nội dung yêu cầu của để tài và các kết quả thu được để viết chuyên đề khoa học là khách quan và là sản phẩm của đề tài

Về mặt kinh tế và xã hội:

Đề tài góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, nâng cao hiệu quả chăn nuôi tăng giá trị kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững chăn nuôi lợn gia trại

Về mặt khoa học:

+ Xây dựng quy trình xử lý chất thải chăn nuôi lợn gia trại bằng phương pháp ủ có bổ sung urea- là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và mang lại hiệu quả rõ rệt về tiêu diệt mầm bệnh trong chất thải chăn nuôi

+ Đề tài kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và thực tiễn sản xuất. Bộ số liệu thu thập được là tài liệu khoa học làm cơ sở cho các nhà quản lý về khuyến cáo áp dụng phương pháp sử lý chất thải chăn nuôi tại hộ nhỏ lẻ bằng ủ đống có bổ sung liều lượng nhỏ urea (từ 1-1,5%), cụ thể như sau:

+ Xử lý chất thải chăn nuôi lợn, chất thải sau Biogas bằng phương pháp ủ đống có bổ sung urea mang lại hiệu quả cao để tiêu dệt một số loại vi sinh vật. Vi khuẩn E.coli, Enterococcus là hai loài vi khuẩn chỉ điểm bị tiêu diệt hoàn toàn sau 15ngày (E. coli ) 30 ngày (enterococus spp) ngay cả trong thời tiết mùa đông cũng như mùa hè . Hàm lượng vi sinh vật tổng số cũng giảm dần tới ngưỡng cho phép TCVN 2008

+ Hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn, chất thải sau Biogas bằng ủ đống có bổ sung urea đảm bảo hàm lượng nito tổng số không biến đổi nhiều trong suốt quá trình ủ. Việc dùng bùn phủ kín đống ủ không những có tác dụng tạo môi trường yếm khí tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh có trong chất thải mà còn có tác dụng giảm thiểu sự thất thoát dinh dưỡng cho cây. Độ pH tăng lên trong quá trình ủ là nhân tố chính có tác dụng tiêu diệt vi khuân rgaay bệnh trong quá trình ủ. Tại một số thời điểm lấy mẫu, độ pH vượt nhẹ ngưỡng cho phép (từ 5-9) Vì vậy, khi xử dụng chất thải sau ủ để bón 57 cho cây trồng hoặc làm thưc ăn cho cá cần tính toán liều lượng hợp lý để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng hoặc nước ao nuôi cá. Chất thải sau ủ đạt độ hoai mục, giảm nhẹ về khối lượng. Giảm thiểu mùi hôi và có thể dễ dàng áp dụng tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ và vừa

+ Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái

+ Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, khi tiến hành ủ đống để xứ lý chất thải, cần thiết phải bổ sung 1 lượng nhỏ urea (1- 1,5% ) để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn do nhiệt độ đống ủ không tăng cao. Đặc biệt trong thời tiết mùa đông

+ Tuy nhiệt độ trong suốt quá trình ủ không tăng cao do lượng chất thải ủ của thí nghiệm không lớn, đống ủ nhỏ và phần lớn chất thải sau Biogas là dạng nước cũng ảnh hưởng đến sự tăng nhiệt độ của đống ủ. Việc bổ sung chế phẩm sinh học vào đống ủ là cần thiết để làm gia tăng sự cạnh tranh giữa nhóm vi khuẩn phân giảI xenlulose có trong chế phẩm.

Toàn văn báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu (Mã số 14428 / 2017) được lưu trữ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Lượt xem: 2892

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)