Thứ năm, 18/04/2019 11:40 GMT+7

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chuối hoa (Channa maculata Lacepede), cá Lóc đen (Channa striata Bloch), Cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters) ở Bắc Trung bộ

Nhằm tuyển chọn và phát triển các loài thủy đặc sản bản địa thuộc các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Vinh do ThS. Nguyễn Đình Vinh làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chuối hoa (Channa maculata Lacepede), cá Lóc đen (Channa striata Bloch), Cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters) ở Bắc Trung bộ” trong thời gian từ năm 2013-2016.

Nguồn lợi cá nước ngọt của khu vực Bắc trung bộ khá phong phú, phân bố tự nhiên dọc theo các hệ thống sông suối. Các loài cá ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản lượng cá tự nhiên, thuần hóa để nuôi và tăng sự đa dạng sinh học các loài thủy sinh. Có nhiều loài có kích thước lớn như cá Chiên, cá Bỗng, cá Măng… nhiều loài tuy kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn như cá Đục, cá Mương, cá Cháo; có những loài được người dân tuyển chọn làm cá nuôi truyền thống như cá Chép, cá Mè, cá Trôi; có những loài cá quí như cá Chình, cá Chuối hoa, cá Ngạnh; có những loài cá có ý nghĩa phòng dịch do ăn bọ gậy như cá Rô, cá Cờ, cá Sóc; có những loài cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá Trê, Lươn; nhiều loại ăn thực vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá Mè, cá Bỗng, cá Rầm xanh, có chuỗi thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao. Trong đó, có 3 loài có giá trị kinh tế cao hiện nay ở khu vực Bắc Trung bộ như: cá Chuối hoa (Channa maculata Lacepede), cá Lóc đen (Channa striata Bloch), Cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters).
 

Đa dạng hóa đối tượng nuôi đang trở thành một chiến lược quan trọng của hoạt động nuôi trồng thủy sản trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt đối với hoạt động nuôi thủy sản hiện nay chưa phát huy hết các tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước. Việc đưa các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế vào nuôi đang gặp những khó khăn về chọn tạo và sản xuất giống nhân tạo, đặc biệt là các loài cá quý hiếm, có tính bản địa và có giá trị kinh tế cao. Nhằm tuyển chọn và phát triển các loài thủy đặc sản bản địa thuộc các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Vinh do ThS. Nguyễn Đình Vinh làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chuối hoa (Channa maculata Lacepede), cá Lóc đen (Channa striata Bloch), Cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters) ở Bắc Trung bộ” trong thời gian từ năm 2013-2016.

Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá được giá trị nguồn gen, có được đàn cá bố mẹ, quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm nhằm khai thác, phát triển nguồn gen 3 loài cá bản địa (cá Chuối hoa, cá Lóc đen, cá Ngạnh) có giá trị kinh tế phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.

Một số kết quả nổi bật của nghiên cứu:

- Đã tiến hành tuyển chọn được 220 con cá Chuối hoa bố mẹ (trung bình > 0,8kg/con), 250 con cá Lóc đen bố mẹ (trung bình > 0,8 kg/con) và 215 con cá Ngạnh bố mẹ (trung bình > 0,8 kg/con) để phục vụ cho sản xuất giống nhân tạo.

- Đã tiến hành tuyển chọn được 425 con cá Chuối hoa hậu bị (trung bình > 0,5kg/con), 435 con cá Lóc đen hậu bị (trung bình > 0,5kg/con) và 405 con cá Ngạnh hậu bị (trung bình > 0,5kg/con) để phục vụ cho tuyển chọn đàn cá bố mẹ.

- Đã xây dựng được quy trình sản xuất gống 3 đối tượng và đã sản xuất đuợc 11.500 con giống cá Chuối hoa (cỡ 3 - 5cm), 11.200 con giống cá Lóc đen (cỡ 3 - 5cm) và 10.050 con giống cá Ngạnh (cỡ 3 - 5cm) để phục vụ cho nuôi thuơng phẩm.

- Đã xây dựng được quy trình nuôi thương phẩm cho 3 đối tượng (Cá Chuối hoa, cá Lóc đen, cá Ngạnh)

- Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở về cá bố mẹ và cá giống 3 đối tượng (Cá Chuối hoa, cá Lóc đen, cá Ngạnh).

Việc bảo tồn, khai thác và phát triển ngồn gen của cá Chuối hoa, cá Lóc đen và Cá Ngạnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiển sản xuất thủy sản.

 

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 13683) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 3543

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)