Thứ tư, 18/07/2018 16:31 GMT+7

Nghiên cứu chế tạo hóa phẩm hòa tan và phân tách cặn dầu trong bể chứa dầu của nhà máy lọc dầu

Trong quá trình khai thác, sử dụng các sản phẩm dầu khí luôn xảy ra một vấn đề cần quan tâm đó là cặn (gọi chung là cặn dầu). Cặn dầu (cặn dầu thô, cặn xăng dầu, nhiên liệu) sinh ra trong quá trình khai thác, chế biến, tồn chứa và vận chuyển dầu thô cũng như các sản phẩm xăng dầu. Thành phần cặn dầu rất phức tạp và không giống thành phần ban đầu do trong quá trình tồn trữ, vận chuyển dưới tác động của môi trường đã bị một số biến đổi hóa học nhất là quá trình polymer hóa tạo thành các sản phẩm có độ nhớt cao, dính, bám chặt vào bề mặt bồn bể chứa rất khó tẩy rửa.

 

Chính vì vậy cặn dầu đã gây ra nhiu tác hại:

- Ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu khi chế biến (dầu thô); ảnh hưởng đến chất lượng nhiên liệu (xăng, dầu) do tạo cặn, tạo cốc, gây ăn mòn bồn chứa

hoặc thiết bị sử dụng.

- Cặn dầu đóng chặt vào đường ống, thành và đáy bồn bể, tầu vận chuyển khiến cho quá trình làm sạch, nạo vét mất nhiều thời gian, công sức. Cặn dầu còn tạo ra các khối rắn gây tắc ống dẫn, máy bơm, thiết bị chế biến.

- Cặn dầu xử lý không triệt để, không an toàn có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Vì vậy ở các nước có ngành công nghiệp dầu khí phát triển, công tác làm sạch cặn dầu luôn được chú ý. Nhiều công nghệ làm sạch cặn dầu đã được sử dụng như làm sạch bằng dung môi, bằng chất hoạt động bề mặt, bằng ly tâm, v.v... Mỗi phương pháp làm sạch cặn dầu có những ưu và nhược điểm nhất định. Ở Việt Nam, vấn đề làm sạch trong khai thác và chế biến dầu khí còn khá mới mẻ và chỉ thực sự được quan tâm từ năm 2000 trở lại đây nhất là khi nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đi vào hoạt động. Các nhân tố trên đòi hỏi cần phải có sản phẩm và kỹ thuật cũng như thiết bị làm sạch cặn dầu của ngành dầu khí, vì vậy hướng phát triển hóa phẩm tẩy cặn dầu từ các chất HĐBM trở nên cấp thiết.

Ý tưởng đề xuất Đề tài Nghiên cứu chế tạo hóa phẩm hòa tan và phân tách cặn dầu trong bể chứa dầu của nhà máy lọc dầu do cơ quan chủ quản Tổng cục năng lượng phối hợp cùng chủ nhiệm đề tài ThS Vũ Hoàng Duyđược hình thành ngay sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động được một thời gian và các bồn chứa dầu thô có dấu hiệu bị đầy cặn, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu cũng như sức chứa các bồn này.

Qua thời gian thực hiện đ tài, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả sau:

- Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đầy đủ các nội dung đề xuất trong thuyết minh đềtài của Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 28.2015.RD/HĐ-KHCN:

+ Đã tổng quan các tài liệu các phương pháp xử lý cặn dầu, tìm hiểu thành phần hóa phẩm xử lý cặn dầu, quá trình hình thành cặn dầu trong quá trình tồn trữ, vận chuyển. Qua đó cũng đã tổng quan tình hình xử lý cặn dầu ở Việt Nam, đề xuất phương pháp nghiên cứu, xử lý cặn dầu và pha chế hóa phẩm xử lý cặn dầu.

+ Đã nghiên cứu các phương pháp phân tích xác định thành phần cặn dầu theo các tiêu chuẩn ASTM và TCVN. Đã lấy mẫu cặn dầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất và cặn dầu từ tầu chở dầu của Vietsopetro để phân tích các thành phần có trong cặn dầu.

+ Đã nghiên cứu thành phần và pha chế hóa phẩm đậm đặc DMC-15SD sử dụng tẩy cặn dầu với các thành phần chính gồm chất HĐBM 35%, dung môi xylen 7%,toluene 3%, H2SO4 0,5%, kerosen 40%, còn lại là nước.

+ Đã nghiên cứu thử nghiệm đánh giá hóa phẩm trên mẫu cặn dầu Dung Quất và Vietsopetro, kết quả cho thấy chỉ cần 2,5-2,7kg hóa phẩm xử lý 10m3 cặn dầu.

+ Đã hoàn thiện đơn pha chế tối ưu hóa hóa phẩm tẩy cặn dầu đậm đặc DMC-

15SD và thử nghiệm so sánh với mẫu tẩy cặn dầu BL 2161 của Rocanda, Canada cho thấy chất lượng sản phẩm không thua kém mẫu BL2161.

+ Đã đề xuất quy trình sử dụng hóa phẩm tẩy cặn dầu DMC-15SD cho nhà máy lọc hóa dầu.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 12555/2016) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 2497

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)