Thứ hai, 27/07/2015 13:49 GMT+7

Ứng dụng KH&CN trong phát triển giống sắn mới tại Việt Nam

Ngày 23/7/2015 tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.06/11-15 đã tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp Quốc gia đánh giá nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm ba giống sắn KM 98-5, KM98-7 và NA1 (Dự án) cho các vùng trồng sắn...

Dự án với mã số KC.06.DA13/11-15 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là cơ quan chủ trì, ThS. Nguyễn Trọng Hiển làm Chủ nhiệm Dự án.


Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu


Phát biểu tại Hội đồng, ThS. Nguyễn Trọng Hiển cho biết, mục tiêu của Dự án nhằm phát triển ba giống sắn mới: KM 98-5, KM98-7 và NA1 cho các vùng trồng sắn chính tại Việt Nam bao gồm ba quy trình nhân giống; ba quy trình thâm canh; nhân tối thiểu 1,8 triệu hom giống sắn; 45 ha mô hình sản xuất sắn với năng suất củ tươi tối thiểu đạt 40 tấn/ha.

Trong quá trình nghiên cứu, Dự án đã tập trung vào một số nội dung như: nhân giống gốc và mô tả đặc điểm nông sinh học của từng giống; hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và thâm canh theo hướng bền vững; đào tạo, tập huấn cho cán bộ và nông dân về kỹ thuật nhân giống, thâm canh theo hướng bền vững cho các vùng sản xuất chính; hội thảo đầu bờ khuyến cáo giống mới và kỹ thuật canh tác bền vững,…

Cũng theo Chủ nhiệm Dự án ThS. Nguyễn Trọng Hiển, Dự án được thực hiện từ tháng 3/2012 – 3/2015 tại các tỉnh Thái Nguyên, Tây Ninh, và Nghệ An. Chỉ tính riêng từ năm 2012 – 2013, Dự án đã nhân giống gốc ba giống sắn với tổng diện tích đạt 15 ha, trong đó số hom giống gốc thu hồi năm 2012 là 373.100 hom, năm 2013 là 265.000 hom.


Ba giống sắn KM 98-5, KM98-7 và NA1 tại Tây Ninh


Ngoài ra, Dự án đã hoàn thiện 03 quy trình công nghệ nhân giống sắn và 03 quy trình công nghệ thâm canh giống cho các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam; chuyển giao cho các cán bộ và nông dân trong vùng thực hiện dự án; đào tạo và tập huấn cho hơn 200 lượt nông dân, kỹ thuật viên về công tác sản xuất và nhân giống sắn tại Tây Ninh, Thái Nguyên và Nghệ An; tổ chức 03 hội nghị đầu bờ tại Tây Ninh, Thái Nguyên và Nghệ An với hơn 300 lượt bà con nông dân, cán bộ tham gia. Đặc biệt, Dự án đã xây dựng 45,2 ha mô hình trình diễn thâm canh theo hướng bền vững với năng suất đạt từ 40,1 – 64,6 tấn/ha, lãi ròng tăng 1,92 – 3,04 lần so với sản xuất ngoài mô hình của Dự án và 2.235.000 hom giống đã được cấp phát cho nông dân, các công ty tại vùng sản xuất sắn trên cả nước.

Lượt xem: 936

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)