Thứ bảy, 13/10/2018 18:55 GMT+7

Đóng góp cả học thuật lẫn kinh nghiệm để xây dựng hệ thống ĐMST Vùng và đô thị khoa học

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Song, Phó Giám đốc Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tại Phiên Chuyên đề B “Hệ thống đổi mới sáng tạo Vùng và đô thị khoa học” thuộc Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Toàn cầu năm 2018 trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 11 Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới WTA năm 2018 diễn ra vào ngày 12/10, tại Bình Dương. Sự kiện này do Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ KH&CN) phối hợp cùng Sở KH&CN Tỉnh Bình Dương tổ chức.

Tham dự phiên chuyên đề có ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở KH&CN Bình Dương; ông Nguyễn Ngọc Song, Phó Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; ông Bùi Quý Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế; ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP HCM; cùng gần 100 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, đến từ các địa phương, viện, trường trong và ngoài nước.

 


Toàn cảnh phiên Chuyên đề B “Hệ thống đổi mới sáng tạo Vùng và đô thị khoa học”

 

Phát biểu tại Phiên chuyên đề B, ông Nguyễn Ngọc Song khẳng định với sự góp mặt của diễn giả đến từ các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nghiên cứu, hoạch định chính sách đổi mới sáng tạo cũng như các cơ quan thực hành hỗ trợ đổi mới sáng tạo của Việt Nam cùng trao đổi những vấn đề khá đa dạng xoay quanh việc phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo vùng, vai trò của các đô thị khoa học, không gian thực làm, hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh nghiệp KH&CN trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là những nội dung có tính nền tảng và thực tiễn, giúp xem xét vấn đề thành phố thông minh một cách căn bản hơn từ góc nhìn của việc xây dựng và nâng cấp hệ thống đổi mới, đồng thời cũng nhìn lại những thực thể, thể chế cơ bản của hệ thống đổi mới như các không gian thực làm, hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh nghiệp KH&CN.

Tại diễn đàn, các diễn giả đã trao đổi những vấn đề xoay quanh 5 nội dung gồm: hệ thống đổi mới sinh thái vùng và các đô thị khoa học; vai trò của các đại học và Maker Space (không gian dành cho nhà sáng tạo) trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Việt Nam; tiềm năng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia xây dựng đô thị thông minh; Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo vùng và đổi mới sáng tạo tại các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN trong kỷ nguyên thông minh hóa. Đây là những nội dung có tính nền tảng và thực tiễn, giúp xem xét vấn đề thành phố thông minh một cách căn cơ hơn từ góc nhìn của việc xây dựng và nâng cấp hệ thống đổi mới, mặt khác cũng nhìn lại những thực thể, thể chế cơ bản của hệ thống đổi mới như các không gian thực làm, hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh nghiệp KH&CN.

Qua đó các diễn giả đã phần nào làm rõ những khái niệm cơ bản nhất về hệ thống đổi mới sáng tạo vùng, đô thị khoa học và mối quan hệ giữa hệ thống ĐMST vùng và việc phát triển các đô thị khoa học, thành phố thông minh cũng như đóng góp của các tác nhân liên quan trong hệ thống đổi mới quy mô vùng với việc thúc đẩy liên kết trong hệ thống, phát triển các đô thị khoa học. Bên cạnh đó, Phiên chuyên đề cũng đã thảo luận về việc xác định các thách thức cốt lõi và các thể chế cần thiết cho các vùng cũng như các tác nhân trong hệ thống đổi mới vùng để xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo nhằm xây dựng thành phố thông minh và đô thị khoa học.

Theo ông Nguyễn Ngọc Song, để tiếp tục cải thiện mối liên kết giữa các tác nhân trong hệ thống đổi mới vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các đô thị khoa học, Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh thực thi có hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về mặt thể chế đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động đổi mới sáng tạo và hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát huy hiệu quả năng lực đổi mới sáng tạo và mối liên kết giữa các tác nhân trong hệ thống đổi mới vùng.

Bên cạnh đó cần phát huy vai trò của các khu công nghệ cao, củng cố mối quan hệ của khu công nghệ cao với các đối tác trong vùng, nghiên cứu và phát huy hiệu quả vai trò của Maker Space trong việc hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và hệ thống đổi mới vùng. Tiếp tục phát huy những tiềm năng của các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia đô thị thông minh, đưa thành phố thông minh trở thành một phòng thí nghiệm mở làm mảnh đất phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam và quốc tế.

 


Ông Nguyễn Ngọc Song bày tỏ: “Phiên chuyên đề sẽ có những đóng góp cả về học thuật cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng đô thị khoa học”

 

Ông Nguyễn Ngọc Song bày tỏ hi vọng phiên chuyên đề sẽ có những đóng góp cả về học thuật cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng một hệ thống đổi mới, hệ sinh thái sáng tạo, thành phố thông minh và đô thị khoa học. Tin tưởng rằng với những tri thức và kinh nghiệm đã được trao đổi ở Phiên chuyên đề này, các nhà quản lý, nhà khoa học sẽ có thêm một góc nhìn về đô thị thông minh dưới cách tiếp cận hệ thống đổi mới vùng. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế, đổi mới sáng tạo sẽ là nền tảng để xây dựng thành phố thông minh và thành phổ thông minh sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo./.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Lượt xem: 2503

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)