Thứ hai, 07/10/2019 14:53 GMT+7

Báo cáo tự đánh giá nhiệm vụ: "Nghiên cứu biên soạn lịch sử huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa”, mã số: ĐTĐL.XH.01/16

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tên nhiệm vụ, mã số: "Nghiên cứu biên soạn lịch sử huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa”, mã số: ĐTĐL.XH.01/16

Thuộc:

- Chương trình  (tên, mã số chương trình):   

- Khác (ghi cụ thể): Đề tài độc lập cấp Quốc gia

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Sưu tầm tài liệu, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về huyện Trường Sa

- Xây dựng bản thảo lịch sử chất lượng cao về huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà

2.2. Triển khai mục tiêu chung thành các định hướng nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Xác định rõ phạm vi, phân loại, xử lý, giám định, giải mã, phê phán, phân tích các nguồn sử liệu về Trường Sa

* Phạm vi nguồn sử liệu về TrườngSa:

- Sử liệu hình thành từ các cơ quan, tổ chức (tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các trường đại học, viện nghiên cứu).

- Sử liệu hình thành từ hoạt động nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học.

- Sử liệu hình thành từ các hoạt động điền dã, nghiên cứu thực tế.

* Phân loại sử liệu về Trường Sa

- Sử liệu vật thực

- Sử liệu viết (văn kiện, sách, tạp chí, tham luận khoa học, châu bản, hương ước...).

- Sử liệu nghe nhìn (phim tư liệu, phóng sự ảnh, bản đồ, ghi âm, internet...)

- Sử liệu truyền miệng (nhân chứng, truyền thuyết...)

* Xử lý, giám định, thẩm định, giải mã các nguồn sử liệu về Trường Sa

- Chọn lọc tư liệu: theo tư liệu điển hình, theo lĩnh vực phản ánh của tư liệu, theo nguồn tư liệu.

- Xác minh tư liệu: nguồn gốc tư liệu, chất liệu.

- Giải mã tư liệu.

- Xử lý tư liệu.

* Phê phán sử liệu

- Xác định các phương pháp phê phán sử liệu, bao gồm phê phán bên ngoài và phê phán bên trong. 

- Các nội dung phê phán sử liệu: Tính chủ quan và khách quan của nguồn sử liệu; dấu ấn cá nhân và tổ chức/quốc gia đối với nguồn sử liệu; vai trò độc lập của nhà khoa học trong đo đạc mức độ khách quan của nguồn sử liệu; cơ chế quản lý, bảo mật và giải mật các tư liệu.

2.2.2. Nghiên cứu, xác định mô hình, nội dung bộ cơ sở dữ liệu về Trường Sa

Việc xác định mô hình, nội dung bộ cơ sở dữ liệu về Trường Sa phải bảo đảm bao quát được hết các vấn đề liên quan, rõ về nguồn tài liệu, có tính hệ thống, thuận tiện cho việc tra cứu. Có thể xây dựng bộ cơ sở dữ liệu theo nguồn tài liệu, theo thời gian. Đề tài dự kiến xây dựng theo từng chủ đề, nội dung như sau:

- Cơ sở dữ liệu về vị trí địa lý, không gian Trường Sa, điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế biển đảo, vị trí địa quân sự, địa kinh tế… của Trường Sa.

- Cơ sở dữ liệu về Trường Sa qua các tài liệu Châu bản, các thư tịch cổ, các bộ cổ sử của Việt Nam.

- Các tài liệu dân gian, các lễ hội truyền thống của đồng bào, ngư dân ven biển và trên đảo; các dấu tích về khảo cổ học, dân tộc học, hương ước… khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa.

- Đề cập đến Trường Sa của Việt Nam qua các tài liệu của các nhà địa lý, hàng hải, truyền giáo phương Tây.

- Các tài liệu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa XHCN Việt Nam về biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa.

- Tài liệu của các tỉnh ven biển, nhất là của Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tầu về Trường Sa.

Ở mỗi nhóm, trình bày rõ nguồn gốc, thời kỳ, tư liệu gốc, tư liệu thứ cấp…

2.2.3. Nghiên cứu, xác định phạm vi, phân kỳ cuốn lịch sử huyện Trường Sa

- Phạm vi không gian trong nghiên cứu, biên soạn cuốn lịch sử Trường Sa bao gồm huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà. Mối quan hệ gắn kết chặt chẽ Trường Sa và Hoàng Sa; không gian Trường Sa và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, chú trọng mối quan hệ giữa Trường Sa với các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu, Đồng Nai (cũ), Phú Khánh (cũ) và Khánh Hoà.

- Phạm vi thời gian bao gồm cả quá trình kiến tạo địa lý, hình thành các đảo và quần đảo, quá trình phát hiện, khai thác và xác lập, tuyên bố chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa; quá trình củng cố chủ quyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền; quá trình củng cố, xây dựng và phát triển, tiến tới thành lập huyện Trường Sa.

- Phân kỳ cuốn lịch sử sẽ đồng bộ với tiến trình lịch sử Việt Nam, qua các thời sơ sử, thời kỳ cổ trung đại, thời cận đại và hiện đại.

2.2.4. Nghiên cứu, xác định những nội dung chủ yếu cuốn lịch sử Trường Sa

- Quá trình kiến tạo địa lý, hình thành đảo và quần đảo; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Trường Sa

- Quá trình phát hiện, khai thác, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa

- Quá trình bảo vệ, củng cố chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa

- Trường Sa qua các thời kỳ lịch sử, từ sơ sử, cổ trung đại.

- Trường Sa thời kỳ cận đại (1858-1945)

- Trường Sa thời kỳ hiện đại; quá trình hình thành và phát triển của huyện đảo Trường Sa.

2.2.5. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp bảo quản, lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu về Trường Sa

- Làm rõ những mảng tư liệu cần tiếp tục khai thác, bổ sung.

- Việc phục chế, bảo quản tư liệu.

- Những tư liệu cần tiếp tục xác minh, thẩm định.

- Những tư liệu cần lưu giữ ở dạng Mật, những tư liệu cần giải mật.

- Đề xuất các hướng tiếp tục nghiên cứu về Trường Sa.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Học viện Chính trị khu vực I

5. Tổng kinh phí thực hiện:                 2.828                 triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 2.828               triệu đồng.

Kinh phí từ nguồn khác:                                        triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:

Bắt đầu: 24/6/2016

Kết thúc: 24/12/2018

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 30/6/2019

Chi tiết được đăng tải tại đây.

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 2192

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)