Thứ sáu, 04/08/2017 09:50 GMT+7

Việt Nam xây dựng dự thảo QCVN đối với một số sản phẩm hàng hóa

Ngày 12/7/2017, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra một số hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với: Giày ủng an toàn; Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa; Thang máy điện không buồng máy; Thang máy gia đình. Cụ thể:

1. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị bảo vệ - Giày ủng an toàn.

Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này nêu rõ các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với giày hoặc ủng an toàn bảo vệ công nhân chống lại tác động của vật nặng có thể rơi hoặc đè khi làm việc.

Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho:

• Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, sử dụng giầy, ủng an toàn;

• Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Giày hoặc ủng không có đế và lót hoặc không có lớp lót có thể tháo rời không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 12 năm 2017.  Thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 5/2018.

2. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa.

Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu tính năng về an toàn lao động đối với trang phục, bao gồm bảo vệ chân, mũ trùm và ủng cao đến đầu gối kết hợp với quần áo bảo hộ làm bằng vật liệu mềm dẻo và được thiết kế để bảo vệ cơ thể người sử dụng khỏi nhiệt/lửa, không đề cập đến tay.

Quy định kỹ thuật này không áp dụng đối với quần áo bảo hộ được sử dụng trong chữa cháy và quần áo được sử dụng trong quá trình hàn và đúc.

Dự thảo quy định kỹ thuật này áp dụng cho:

• Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, trang bị quần áo bảo hộ và sử dụng để bảo vệ chống nhiệt/lửa;

• Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 12 năm 2017.  Thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 5/2018.

3. Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không buồng máy. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này điều chỉnh đối với thang máy dùng vận chuyển người chơi trong các cơ sở vui chơi công cộng và nằm trong danh sách máy, thiết bị và vật tư để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp.

Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho:

• Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp và sử dụng thang máy tại các cơ sở vui chơi công cộng;

• Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 12 năm 2017.  Thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 5/2018.

4. Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật an toàn với Thang máy gia đình. Theo dự thảo, Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các loại thang máy điện gia đình được lắp đặt cố định, sử dụng để vận chuyển người, phục vụ những tầng dừng xác định, được dẫn hướng theo phương thẳng đứng hoặc theo phương lệch với phương thẳng đứng một góc tối đa 15º.

Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho:

• Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng Thang máy gia đình;

• Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 12 năm 2017.  Thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 5/2018.

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 1975

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)