Thứ sáu, 26/05/2017 15:57 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp quốc gia, mã số: ĐTXH.G08/2014

1. Thông tin chung về Đề tài:

1.1. Tên đề tài: “Chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” mã số: ĐTXH.G08/2014;

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu chung

 Nghiên cứu các vấn đề lý luận về chăm sóc người cao tuổi (NCT); Thực trạng chăm sóc NCT; Đề xuất các mô hình chăm sóc NCT; Các cơ chế chính sách và khuyến nghị các giải pháp chăm sóc NCT ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020.

* Mục tiêu cụ thể       

1. Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về chăm sóc NCT trên các khía cạnh; Làm rõ yêu cầu và điều kiện tổ chức tốt việc chăm sóc NCT; Điều tra thực trạng đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của NCT; Tìm hiểu kinh nghiệm chăm sóc NCTở một số nước trên thế giới để vận dụng cho Việt Nam.

          2. Tổng hợp về các loại mô hình chăm sóc NCT và từ đó, đề xuất các mô hình chăm sóc NCT ở Việt Nam (theo 3 loại mô hình: Mô hình chăm sóc tại gia đình, tại cộng đồng và trung tâm Bảo trợ xã hội của Nhà nước) trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.

         3. Đề xuất các chính sách, cơ chế thực hiện chính sách và khuyến nghị các giải pháp chăm sóc NCT ở Việt Nam.

1.3. Kinh phí thực hiện: 2200 triệu đồng;

1.4. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2016;

1.5. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thế Huệ.

1.6. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam.

1.7. Các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài:

- TS. Nguyễn Thế Huệ, Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam.

- TS. Nguyễn Quốc Anh, Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam.

- PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

- PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

- PGS. TS. Nguyễn Nam Phương, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

- TS. Hoàng Hữu Bình, Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam.

- TS.BS. Đào Quang Vinh, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế.

- TS. Lê Ngọc Lân, Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

- TS. Nguyễn Ngọc Toản, Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTBXH.

- TS. Doãn Thị Mai Hương, Trường đại học Lao động Xã hội.

- ThS. Hà Minh Khương, Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

- ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình, Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam.

- CN. Nguyễn Thế Anh, Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam.

2. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện Đề tài của Chủ nhiệm và Tổ chức chủ trì đề tài:

2.1. Sản phẩm đã hoàn thành đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của Hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký kết, gồm:

  • 01 báo cáo tổng hợp 316 trang A4;
  • 01 báo cáo tóm tắt của báo cáo tổng hợp 64 trang A4;
  • 01 báo cáo kiến nghị;
  • 01 bản thảo của một chuyên khảo (sách) 284 trang A4;
  • 14 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành liên quan;
  • 02 báo cáo Khoa học tham gia Hội thảo quốc tế liên quan;
  • Kết quả góp phần đào tạo sau đại học (03 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận án; 02 cao học đang chờ bảo vệ luận văn)

2.2. Sản phẩm khoa học dự kiến chuyển giao cho:

(1) Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam; Bộ Y tế, Bộ Tài Chính…, gồm: Bản báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, Bản kiến nghị, giải pháp chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020 và những năm tiếp theo; (2) Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Dân tộc, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Trường đại học Lao động Xã hội …, gồm: Sách chuyên khảo, Kỷ yếu hội thảo, báo cáo kinh nghiệm nước ngoài về chăm sóc người cao tuổi ... làm tư liệu nghiên cứu và đào tạo.

2.3. Về những đóng góp mới về khoa học của đề tài:

a. Hệ thống được vấn đề chăm sóc NCT ở Việt Nam cả lý luận và thực tiễn;

b. Đề xuất được 03 mô hình chăm sóc NCT: Chăm sóc tại gia đình, tại cộng đồng và Trung tâm tư nhân;

c. Đề xuất Ban Bí thư TW tổng kết Chỉ thị 59/CT, Ban hành Nghị quyết hoặc Chỉ thị mới về già hóa dân số và chuẩn bị đón dân số già ở Việt Nam trong tương lai gần;    Đề xuất Quốc hội xem xét, tổng kết, bổ sung, sửa đổi Luật NCT; Chính phủ cho thành lập Cục NCT; cho phép thành lập Hiệp hội chăm sóc NCT tư nhân; Địa phương chủ động cân đối ngân sách, hạ độ tuổi, nâng TCXH cho NCT phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và xu thế già hóa dân số ở địa phương.

2.4. Về hiệu quả của đề tài:

* Thấy rõ được thực trạng nhu cầu chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của các nhóm đối tượng NCT, từ đó có chính sách, kế hoạch đầu tư cụ thể.

* Giảm chi phí nghiên cứu các loại mô hình; xây dựng mô hình có tính khả thi;

* Hệ thống hóa cả về lý luận và thực tiễn về chăm sóc NCT ở Việt Nam;

* Là tài liệu giá trị góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học nghiên cứu về NCT đang mong đợi.

* Là tài liệu giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng về công tác xã hội đối với người cao tuổi.

2.5. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Về tiến độ thực hiện: Hoàn thành đúng hạn;

- Về kết quả thực hiện đề tài: Xếp loại Đạt.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu: thời gian một (01) buổi, trong tháng 6 năm 2017, địa điểm tại Bộ Khoa học và công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy Hà Nội.

 

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên

Lượt xem: 3510

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)