Thứ ba, 21/01/2025 05:29 GMT+7
Thứ hai, 06/02/2017 17:08 GMT+7

Biện pháp dân sự

Biện pháp hình sự được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.

* Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý.

SƠ ĐỒ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP HÌNH SỰ

(1)

Chủ thể quyền, đại diện chủ thể quyền (Điều 198 Luật SHTT, Điều 21, Điều 22 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP), chỉ khởi tố theo đề nghị của Chủ thể quyền (Điều 105 Bộ Luật tố tụng Hình sự).

(2)

Các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính: (i) Thanh tra Khoa học và Công nghệ; (ii) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (iii) Cơ quan Quản lý thị trường; (iv) Cảnh sát Kinh tế; và (v) Cơ quan Hải quan.

(3)

Kiểm tra: (i) chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền của người nộp đơn, (ii) thông tin về về hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định 105/2005/NĐ-CP).

(4)

Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ (khoản 3 Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

(5)

Nếu không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm (4) (khoản 4 Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

(6)

Các cơ quan tại điểm (2) chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, khoản 8 Điều 2 Nghị định 106/NĐ-CP).

(7)

Thời hạn điều tra (Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự)

(8)

Nếu không có dấu hiệu tội phạm mà hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan tiến hành tố tụng (theo thủ tục tố tụng hình sự) phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị người có thẩm quyền tại điểm (2) xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó (Điều 63 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).

(9)

Không khởi tố khi: (i) không có sự việc phạm tội, (ii) hành vi không cấu thành tội phạm, (iii) người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, (iv) gười mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, (v) đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, (vi) tội phạm đã được đại xá,
(vii) người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác (Điều 107 Bộ Luật tố tụng hình sự).

(10)

Trong trường hợp: (i) người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm (khoản 2 Điều 105), (ii) các trường hợp tại điểm (9), (iii) người thực hiện hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, (iv) người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, (v) người chưa thành niên phạm tội, (vi) khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 105, Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 19, Điều 25, khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự, khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự).

(11)

Trong trường hợp nêu tại điểm (10) (Điều 169, Điều 180, Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự).

 

Lượt xem: 22439

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:5958
Lượt truy cập: 48093799