Thứ sáu, 02/08/2024 13:14 GMT+7

Thủ tục, điều kiện nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Thứ ba, 30/06/2020 16:00 GMT+7

Pháp luật hiện hành chỉ đề cập tới việc nhờ người khác nhận hộ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, do đó, người lao động phải trực tiếp tới nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà không được nhờ người khác

Thực tế không ít người vì lý do đặc biệt nên không thể trực tiếp tới cơ quan BHXH để nhận trợ cấp thất nghiệp. Do đó, để nhận được khoản tiền này người lao động thực hiện theo đúng trình tự đã quy định
 
Thủ tục nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
 
Theo Nghị định số 28 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61 năm 2020, để nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động thực hiện theo trình tự.
 
Người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm nộp hồ sơ bước đầu tiên làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp
 
Bước 1. Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm
 
Khoản 1, Điều 17 Nghị định 28 nêu rõ: Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp.
 
Bước 2. Trung tâm dịch vụ việc làm giải quyết hồ sơ
 
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện xác nhận và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
 
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.
 
Bước 3. Nhận tiền trợ cấp
 
Theo khoản 2, Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH sẽ chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm theo thẻ BHYT.
Hàng tháng, cơ quan BHXH chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
 
Bước 4. Thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng
 
Hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm kiếm việc làm (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp).
 
Phải trực tiếp đến nhận hộ tiền trợ cấp
 
Liên quan đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp , khoản 8, Điều 1 Nghị định 61 quy định như sau:
 
Người lao động phải trực tiếp tới nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà không được nhờ người khác làm việc này
 
Trong 3 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
 
Sau 3 tháng kể từ ngày người lao động hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
 
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo.
 
Có thể thấy, pháp luật hiện hành chỉ đề cập tới việc nhờ người khác nhận hộ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, chứ không đề cập tới việc nhận hộ tiền trợ cấp. Do đó, người lao động phải trực tiếp tới nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà không được nhờ người khác làm việc này.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1432

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:22059
Lượt truy cập: 13573134