Thứ năm, 23/01/2025 04:48 GMT+7

Tổ Công đoàn nơi gắn kết đoàn viên

Thứ hai, 13/12/2021 16:57 GMT+7

(LĐTĐ) Tổ Công đoàn là nơi trực tiếp thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Công đoàn; nơi liên kết, gắn bó đoàn viên, người lao động (NLĐ), nơi trực tiếp nắm bắt, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên và NLĐ… chính vì thế, Tổ Công đoàn có mạnh thì Công đoàn cơ sở mới vững mạnh.

“Mắt xích” quan trọng tập hợp, kết nối đoàn viên
 
Hiện nay, LĐLĐ quận Long Biên quản lý và chỉ đạo trực tiếp 335 công đoàn cơ sở (CĐCS) (trong đó: Khối hành chính sự nghiệp: 25CĐCS, Trường học công lập: 80CĐCS, doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước: 230CĐCS) với 13.734 đoàn viên công đoàn/14.327 NLĐ. Trong đó có 265 CĐCS có Tổ Công đoàn, 2 CĐCS có Công đoàn bộ phận với 835 Tổ Công đoàn thực thuộc CĐCS.
 
Bà Phan Thị Thu Hằng - Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên cho biết: Thực hiện chủ đề hoạt động năm 2021 là “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở”, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” - trong đó Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; tập hợp đông đảo công nhân lao động gia nhập tổ chức Công đoàn và tham gia hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng hoạt động và đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp…
 
Tổ Công đoàn nơi gắn kết đoàn viên
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Phạm Bá Vĩnh và lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên nắm bắt tình hình việc làm, đời sống trong cán bộ, giáo viên. Ảnh: B.D
Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của LĐLĐ quận Long Biên, thời gian qua, các CĐCS đã tập trung chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ; nắm bắt kịp thời những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ, các vướng mắc, mâu thuẫn, phản ánh với Thủ trưởng cơ quan để tập trung giải quyết, kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện tốt các chính sách theo quy định của pháp luật như: Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi...
 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động Công đoàn vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của Tổ Công đoàn ở cơ sở, vai trò của Tổ Công đoàn vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay và mong muốn của đoàn viên, NLĐ.
 
Từ thực tế đó, LĐLĐ quận Long Biên tổ chức Hội nghị tọa đàm “Nâng cao chất lượng hoạt động Tổ Công đoàn cơ sở”, thực hiện phương châm “Hướng hoạt động về cơ sở”, để tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn khẳng định và phát huy những kết quả đã đạt được, cùng nhau thảo luận tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém, đổi mới, chủ động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
 
“Chúng tôi muốn lắng nghe các đồng chí lãnh đạo CĐCS, đặc biệt là tiếng nói từ các Tổ Công đoàn nêu rõ: Vai trò, trách nhiệm của Tổ Công đoàn trong triển khai thực hiện hoạt động Công đoàn ở cơ sở; sinh hoạt Tổ Công đoàn thường kỳ bàn những nội dung gì; những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai các phong trào thi đua tại các Tổ Công đoàn…
 
Thông qua đó, LĐLĐ quận sẽ tiếp thu để tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ Công đoàn, CĐCS, qua đó góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, đẩy mạnh phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn trên địa bàn quận Long Biên không ngừng phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay”, bà Phan Thị Thu Hằng khẳng định.
 
Cần tạo không khí dân chủ, cởi mở từ Tổ Công đoàn
 
Khẳng định Tổ Công đoàn đóng vai trò quan trọng, là sợi dây kết nối gữa tổ chức Công đoàn và nhà trường, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tràng An Nguyễn Thị Lệ Thanh cho rằng: Tổ trưởng Công đoàn hoạt động tích cực, có hiệu quả thì Tổ Công đoàn sẽ vững mạnh và ngược lại. Bởi Tổ trưởng Công đoàn là người sống và làm việc hàng ngày với đoàn viên và NLĐ, do đoàn viên trong tổ bầu ra, có trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ trong tổ; trực tiếp giải quyết các vướng mắc của đoàn viên, xây dựng củng cố tập thể tổ đoàn kết, vận động các thành viên trong tổ tích cực tham gia vào các hoạt do Công đoàn cấp trên và nhà trường phát động.
 
Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tràng An Nguyễn Thị Lệ Thanh cho rằng: Tổ trưởng Công đoàn hoạt động tích cực, có hiệu quả thì Tổ Công đoàn sẽ vững mạnh và ngược lại. Bởi Tổ trưởng Công đoàn là người sống và làm việc hàng ngày với đoàn viên và NLĐ, do đoàn viên trong tổ bầu ra, có trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ trong tổ; trực tiếp giải quyết các vướng mắc của đoàn viên, xây dựng củng cố tập thể Tổ đoàn kết, vận động các thành viên trong tổ tích cực tham gia vào các hoạt do Công đoàn cấp trên và nhà trường phát động.
Do đó, theo bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, việc duy trì sinh hoạt Tổ Công đoàn đều đặn, có nề nếp sẽ tạo cho mọi đoàn viên gắn bó với tổ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong tham gia hoạt động Công đoàn. Đặc biệt, khi chủ trì sinh hoạt Tổ Công đoàn, phải chú ý tạo được bầu không khí dân chủ, cởi mở, qua đó sẽ tập hợp được trí tuệ của các thành viên trong tổ để tổ chức các hoạt động hiệu quả.
 
Đồng thuận với quan điểm này, Chủ tịch Công đoàn phường Giang Biên Nguyễn Thị Hoài cho rằng: Để thực hiện tốt được chức năng của Công đoàn, cũng như triển khai các hoạt động hiệu quả thì người cán bộ Công đoàn, trước hết là đồng chí Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng Công đoàn cần chủ động, tích cực trong việc phối hợp với lãnh đạo cơ quan thực hiện quy chế dân chủ, coi trọng việc xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Chấp hành Công đoàn với thủ trưởng cơ quan. Đây là giải pháp tích cực, tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động hiệu quả.
 
Từ thực tế tại đơn vị, khẳng định Tổ Công đoàn có mạnh thì CĐSC mới mạnh, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phúc Lợi Phạm Thị Hậu cho rằng: Tổ Công đoàn là mắt xích của CĐCS, là nơi trực tiếp tuyên truyền, phát triển đoàn viên, tổ chức cho từng đoàn viên, NLĐ nhằm thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên.
 
Theo đó, để chất lượng hoạt động các Tổ Công đoàn thực sự đạt hiệu quả, bà Phạm Thị Hậu đề xuất một số giải pháp, đó là: Bên cạnh việc duy trì thường xuyên, nề nếp sinh hoạt, Tổ Công đoàn phải thường xuyên đổi mới cả nội dung và hình thức sinh hoạt. Sinh hoạt phải rõ mục đích, có nội dung thiết thực cụ thể, hình thức phải phù hợp với yêu cầu và tính chất buổi sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt cần kết hợp nhiệm vụ thường xuyên với sinh hoạt chuyên đề gắn với công tác chuyên môn để vận động đoàn viên cùng hăng hái thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
 
Bên cạnh đó, việc điều hành sinh hoạt Tổ Công đoàn phải theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong quá trình thảo luận nên đưa ra những tình huống có tính chất trái ngược nhau để đoàn viên Công đoàn có điều kiện thể hiện sự hiểu biết và trách nhiệm của mình thông qua tranh luận, phát biểu ý kiến. Cách làm này vừa tạo cơ hội bồi dưỡng cho đoàn viên tự tin, tự chủ rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể, vừa cho đoàn viên thấy được tôn trọng, qua đó càng thể hiện trách nhiệm khi tham gia sinh hoạt Công đoàn.
 
“Việc sinh hoạt Tổ Công đoàn định kỳ là yếu tố cần thiết và là một trong các điều kiện để đánh giá Tổ Công đoàn vững mạnh hàng năm của Công đoàn Trường THCS Phúc Lợi. Việc đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt được triển khai có hiệu quả, mỗi kỳ sinh hoạt đều tập trung vào các nội dung cơ bản, không dàn trải, khuôn mẫu. Quan trọng là, định kỳ hằng quý, hằng năm có sơ kết, tổng kết, khen thưởng, động viên kịp thời các đoàn viên đạt các thành tích cao trong các đợt thi đua và có nhiều sáng kiến trong đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt CĐCS.”, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phúc Lợi Phạm Thị Hậu chia sẻ./.
 
Bảo Duy

Lượt xem: 4675

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:6036
Lượt truy cập: 14105357