Thứ năm, 16/01/2025 14:58 GMT+7

Tiêu chí giáng, cách chức cán bộ, công chức cần biết

Thứ hai, 27/07/2020 16:05 GMT+7

Giáng chức và cách chức là hai trong số những hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Vậy làm sao để phân biệt cụ thể được hai hình thức này theo quy định mới nhất năm 2020?

Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn (theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 ).
 
Trong khi đó, cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm (theo khoản 9 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).
 
Như vậy, đây là hai trong số các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
 
Giáng chức và cách chức là hai trong số những hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức hiện nay.
 
Đồng thời, nếu cán bộ, công chức bị giáng chức hoặc cách chức thì hậu quả sẽ là:
 
- Thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực (theo Điều 82 Luật Cán bộ công chức 2008);
 
- Không thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực (theo khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019)
Không chỉ vậy, nếu công chức bị giáng chức hoặc cách chức, sau đó được kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm bố trí vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp (theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 34/2011).
 
Cách phân biệt hình thức giáng chức và cách chức chi tiết nhất
 
Mặc dù có khá nhiều điểm giống nhau đã nêu ở trên, nhưng 2 hình thức kỷ luật này cũng có những đặc điểm đặc trưng để phân biệt. Cụ thể như sau:
 
STT   Tiêu chí    Giáng chức                                                                                                           Cách chức
 
1     Căn cứ  - Luật Cán bộ công chức                                                                              - Luật Cán bộ công chức
 
- Điều 12 Nghị định 34/2011/NĐ-CP                                                                                - Điều 13 Nghị định 34/2011/NĐ-CP
 
2   Các trường hợp- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý,                                       - Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính
đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;
 
- Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng,               -- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà                                                                                                                                                 không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;
chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới;
phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên
quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình                  -- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;
xem xét xử lý kỷ luật;
 
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm                           
pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
 
                                                                                                                                      - Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về                                                                                                                                                 phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình                                                                                                                                           đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của
                                                                                                                                        pháp luật  liên quan đến công chức.
 
Hậu quả      - Hạ xuống chức vụ thấp hơn;               
 - Nếu không còn chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn chức vụ
đang giữ thì giáng chức xuống không còn chức vụ.                                    -  Không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc
                                                                                                                         chưa hết thời hạn bổ nhiệm;
 
                                                                                                                      - Cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
 
Trên đây là 3 tiêu chí để phân biệt giáng chức và cách chức theo quy định mới nhất.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1819

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:28195
Lượt truy cập: 14083897