Trong các loại thực phẩm mà các gia đình Việt thường xuyên ăn hằng ngày có thể chứa độc tố tự nhiên. Do đó, hãy lưu ý những loại thực phẩm đó và thận trọng khi chế biến và sử dụng chúng.
1. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc, có tính gây mê. Củ khoai tây có màu xanh đồng nghĩa với việc hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm.
Nếu ăn khoai tây mọc mầm, nhẹ thì nôn mửa và tiêu chảy, nặng thì mê sảng, tê liệt, thậm chí tử vong.
2. Sắn
Trong khoai mì có chứa axit HCN, dễ bay hơi và tan trong nước. Khi HCN đi vào cơ thể sẽ gây khó thở, liệt cơ, co giật,... nếu ăn không đúng cách. Tuy nhiên, việc thải chất độc trong sắn không khó. Hãy bóc bỏ cả lớp vỏ lụa lẫn vỏ cứng của sắn rồi ngâm nước càng lâu càng tốt, khi luộc sắn nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi. Đặc biệt, nếu sắn có vị đắng thì không nên dùng.
3. Măng
Măng có chứa hàm lượng chất độc xyanua, sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng với măng chua, trong quá trình ngâm, chất này có thể kết hợp với một số enzym hoặc một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Vì vậy, khi chế biến măng hãy rửa thật kỹ, ngâm trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn.
4. Hạt điều mốc
Hạt điều có rất nhiều lợi ích như ngừa ung thư, nuôi dưỡng tóc và da, giảm cân,... Tuy nhiên, nếu bảo quản không tốt, để hạt điều tiếp xúc với không khí trong thời gian dài sẽ gây nấm mốc. Lúc này, các axit béo trong hạt điều bị oxy hóa, sinh ra các chất độc, có khả năng gây ung thư.
5. Mật ong
Từ xưa đến nay, mật ong luôn là vị thuốc bổ dưỡng, có công dụng giải độc, nhuận tràng, ho… Tuy nhiên, mật ong chưa được tiệt trùng chứa grayanotoxin, một chất độc gây nôn mửa và chóng mặt.
6. Cá ngừ
Histamin là chất gây dị ứng thường có trong thịt, cá. Nồng độ histamin trong cá ngừ nhiều hơn thực phẩm khác. Cá ngừ không còn tươi thì histamin càng phát sinh nhiều hơn, khi ăn có nguy cơ bị ngộ độc. Các triệu chứng là phù người, nhức đầu, nôn mửa, ngứa đỏ ngoài da, thậm chí tử vong nếu nồng độ histamin quá cao.
7. Cà chua xanh
Giống như khoai tây mọc mầm, cà chua xanh chứa chất độc solanine, nôn mửa, gây đau đầu chóng mặt... Bên cạnh đó, khi chế biến cà chua, hãy gạt bỏ hạt cà chua, và ăn cà chua sống không tốt cho sức khỏe.
8. Củ cải trắng
Trong thành phần của củ cải trắng có chứa furocoumarins - độc tố có nồng độ cao ở lớp vỏ, gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Vì vậy khi chế biến củ cải trứng, hãy gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng để tránh độc.
9. Rong biển
Khi bạn mua rong biển về chế biến, nếu ngâm vào nước thấy phai màu lạ thì rong biển đã biến chất hoặc hết hạn sử dụng, không nên ăn. Vì lúc này, rong biển gây hại cho cơ thể, chính những thành phần gây biến màu trong nước sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe.
Nguồn: Vietnamnet