1. Bánh mì
Nhìn chung, bánh mì tương đối dễ hỏng. Nhiều người đặt nó trong tủ lạnh để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc nhưng bánh mì chỉ được lưu trữ tốt nhất trong ngăn kéo bánh mì hoặc trong phòng đựng thức ăn. Nếu bạn muốn giữ nó trong thời gian dài, hãy đóng băng nó và sau đó nướng lát khi cần thiết.
2. Mật ong
Mật ong sẽ đông đặc lại khi được giữ trong tủ lạnh. Nó sẽ bị kết tinh thành những hạt rắn nhỏ, khiến chúng ta gần như không thể sử dụng.
Mật ong sẽ duy trì được trong một thời gian rất dài nếu được lưu trữ ở nhiệt độ phòng (15 - 25 độ C). Mật ong đã đông đặc có thể được phục hồi bằng cách đặt chai mật trong nước ấm.
3. Tương ớt
Thực tế tương ớt có thể lưu trữ trong tủ lạnh, nhưng nhiệt độ thấp sẽ lấy đi một chút độ cay nồng của ớt. Hơn nữa, tương ớt không cần phải làm lạnh để bảo quản. Có rất nhiều giấm trong nó có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
4. Khoai tây
Khoai tây được bảo quản tốt nhất trong môi trường tối và mát mẻ. Nhưng tủ lạnh lại quá lạnh, hơi lạnh sẽ phá vỡ tinh bột trong khoai tây, tạo ra một kết cấu thô cứng gây khó chịu khi ăn. Ngoài ra, ở trong tủ lạnh lâu, các tinh bột cũng bắt đầu chuyển sang đường gây ảnh hưởng đến hương vị.
5. Táo
Táo là loại trái cây đẹp mắt thường được ưu ái trưng bày trên bàn hoặc quầy trong vài tuần. Bạn có thể làm lạnh chúng nếu thích, nhưng điều này không cần thiết. Trên thực tế, làm lạnh táo sẽ phá vỡ độ giòn của chúng, ảnh hưởng khá nhiều đến hương vị.
6. Hành
Hành sẽ bị hư hỏng nhanh hơn trong tủ lạnh so với bên ngoài. Chúng sẽ bị mốc và ỉu trước khi bạn nhận ra điều đó. Cách tốt nhất là lưu trữ hành ở nhiệt độ phòng và tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Chúng ta thường lầm tưởng tủ lạnh có thể bảo quản tất cả các loại đồ ăn với nhiệt độ thấp, tuy nhiên 6 loại thức ăn nêu trên đều là trường hợp ngoại lệ, tránh đặt chúng vào tủ lạnh để duy trì trạng thái tốt nhất được lâu hơn.
Nguồn: Báo Lao Động