Thứ tư, 15/01/2025 11:47 GMT+7

Vẫn làm việc khi hợp đồng hết hạn, những điều cần lưu ý

Thứ tư, 19/08/2020 15:16 GMT+7

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng lao động thì người lao động phải được ký kết hợp đồng lao động mới hoặc tùy vào từng loại hợp đồng lao động trước đó mà được chuyển sang loại hợp đồng lao động tương ứng

Khi hợp đồng lao động hết hạn, người lao động vẫn làm việc khi chưa ký tiếp hợp đồng mới thì cần đặc biệt lưu ý, nếu không sẽ mất quyền lợi của mình
 
Hiệu lực của hợp đồng
 
Theo quy định tại Điều 22 Bộ Luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động gồm các loại sau: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng; Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ đủ 12 - 36 tháng; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định: Có thời hạn dưới 12 tháng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới
 
Đặc biệt, khoản 2 Điều này nêu rõ, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động mùa vụ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn:
 
- Hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Tuy nhiên, số lần ký mới chỉ được thêm 1 lần. Sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
 
- Nếu không ký thì hợp đồng lao động xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ trở thành hợp đồng xác định thời hạn 24 tháng.
 
Như vậy, có thể thấy, khi hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì tùy vào loại hợp đồng trước đó đã ký với doanh nghiệp mà người lao động có thể được ký hợp đồng lao động mới hoặc chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có thời hạn 24 tháng.
 
Mất quyền lợi
 
Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
 
Đồng thời, theo phân tích ở trên, khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn, hai bên phải ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không sẽ chuyển sang loại hợp đồng lao động khác.
 
Theo quy định, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động
 
Có thể thấy, việc ký hợp đồng lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Theo đó, tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ mức phạt đối với người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với công việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên: Từ 2 - 5 triệu đồng: Vi phạm từ 1 - 10 người lao động; Từ 5 - 10 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động; Từ 10 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 51 - 100 người lao động; Từ 15 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 101 - 300 người lao động; Từ 20 - 25 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
 
Bên cạnh việc phạt tiền người sử dụng lao động, trường hợp không được ký kết hợp đồng lao động thì người lao động sẽ không được đóng BHXH cùng với hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất… bởi theo Điều 2 Luật BHXH mới nhất: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1690

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:17010
Lượt truy cập: 14076721