Thứ hai, 20/01/2025 06:16 GMT+7

Bổ sung 2 đối tượng được tham gia BHYT hộ gia đình

Thứ ba, 26/05/2020 11:04 GMT+7

Khi nghỉ việc vì lý do chính đáng, người lao động được hỗ trợ rất nhiều. Ngược lại, khi nghỉ việc trái luật (nghỉ ngang) người lao động sẽ đối diện với nhiều bất lợi.

Làm đúng công việc theo thỏa thuận là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người khi bắt đầu quan hệ lao động.
 
Chuyển công việc phải được báo trước
 
Theo quy định tại điều 31 Bộ Luật Lao động 2012, người sử dụng lao động (NSDLĐ) được tạm chuyển người lao động (NLĐ) sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động (HĐLĐ) khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ được tạm chuyển NLĐ không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của NLĐ.
Khi tạm chuyển người lao động làm công việc khác, người sử dụng lao động phải thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động
 
Khi tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ, NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của NLĐ.
 
Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
 
Những khoản trợ cấp khi đủ điều kiện
 
Điểm a, khoản 1, Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 nêu rõ, NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong trường hợp: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ.
Cũng theo Điều luật này, để đảm bảo nghỉ việc đúng luật, NLĐ phải thông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 3 ngày làm việc. Theo quy định của pháp luật hiện hành, NLĐ có thể được trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện.
 
- Trợ cấp thôi việc: Theo Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012, khi NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
 
Người lao động sẽ được trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
 
Trong đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.
 
- Trợ cấp thất nghiệp: NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013: Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn/không xác định thời hạn hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 - 12 tháng; Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị tạm giam; phạt tù…

 

 

Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1362

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:6825
Lượt truy cập: 14094352